Về hay ở lại sau khi học xong?

Quyết định về hay ở bạn thử xem những yếu tố nào dẫn đến quyết định của bạn:

Du học xong về hay ở lại?

132 1 Ve Hay O Lai Sau Khi Hoc Xong

Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai, vì vậy mà quyết định về hay ở là do ở mỗi người. Giống như bạn này nói bạn học xong bạn về, bạn không hợp với lối sống phương tây, thế nhưng bạn khác lại nói tớ muốn ở lại, tớ sợ về Việt Nam lắm, về tớ sợ tớ không chịu được, vì đã quen ở đây rồi và bạn học xong, bạn tìm được việc làm hoặc tìm thấy tình yêu. Và có rất nhiều người không học được, đã tìm cách khác để ở lại như kết hôn giả hay sinh con rồi tìm người có giấy tờ để nhận. Cái này chắc thuộc thế giới ngầm, mình cũng có quen vài trường hợp làm thế. Tuy nhiên quan niệm của mình họ làm gì là việc của họ, họ cũng chỉ vì lợi ích của bản thân họ mà thôi, đâu có ảnh hưởng đến mình đâu. Bản thân họ làm như vậy họ cũng là bất đắc dĩ và cũng phải chịu trách nhiệm vì những gì mình làm và họ chắc chắn cũng chẳng phải hạnh phúc gì nhiều.

Bạn muốn ở lại vì:

1. Nhu cầu cơ bản tối thiểu được đảm bảo:

Điều này không phải bàn cãi là sống ở Đức bạn được hưởng an sinh xã hội, làm gì hưởng nấy. Cuộc sống được đảm bảo. Không phải lo mai ốm đau phải chạy tiền xuôi ngược. Những nhu cầu cơ bản nhất của con người là ăn mặc ở, đi lại, chăm sóc y tế, giáo dục được chăm lo chu đáo.

2. Sự công bằng: Bạn được đánh giá đúng con người, năng lực. Có làm có ăn. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động chứ không phải như kiểu người ăn không hết người lần chẳng ra. Con người được tôn trọng, không bị đánh giá qua vẻ bề ngoài và tiền bạc. Lao động bằng năng lực chứ không phải bỏ tiền ra mua mới có được việc làm. Họ lấy hiệu quả công việc làm hàng đầu chứ không phải yếu tố con người. Công việc và sự riêng tư tách riêng.

3.Luật pháp nghiêm chỉnh thi hành: Phong cách làm việc ở Đức có tinh thần trách nhiệm. Bất cứ một tranh chấp dù nhỏ cảnh sát đến vẫn có thể được gọi đến giải quyết, bật to nhạc làm phiền hàng xóm xung quanh hay thậm chí một chú mèo đang bị mặc kẹt thì cảnh sát hay đội cứu hộ vẫn có thể được gọi đến. Luật giao thông trẻ con học thuộc từ nhà trẻ. Không có “vấn nạn phong bì”, không có thủ tục ” hành là chính^^”

4. Con người văn minh, lịch sự, tôn trọng người khác, cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, môi trường trong sạch.

Nhưng dù nước Đức nhiều điều kiện tốt vậy vẫn có bạn muốn về:

5. Lý do đầu tiên là….Buồn. Vì ai cũng chỉ lo cho cuộc sống của riêng mình (Arbeit an sich) và vì nơi đây cá nhân được coi trọng nên mỗi cá nhân đều tự do theo lối sống, sở thích riêng nên khó tìm được điểm chung với những người khác nên con người dễ bị cô lập và chỉ thích được một mình.Trở về còn có gia đình và bạn bè.

7. Về Việt Nam bạn có thể tìm được một công việc tốt phù hợp với bản thân, cuộc sống không quá khó khăn. Ở đây phải tự lập, tự đi bằng chính đôi chân của mình, áp lực đòi hỏi cao. Rào cản ngôn ngữ khó hòa nhập.

8. Bạn không hợp với thời tiết nơi đây: Lạnh, thay đổi thất thường. Mùa hè đếm trên đầu ngón tay. Dị ứng, da khô, không hợp món ăn v.v…

9. Không hợp với lối sống của phương tây!

10. Muốn cống hiến cái gì đó cho quê hương!

Việt Nam ” Rừng vàng Biển bạc “, món ăn phong phú, con người tình cảm hơn, phong cảnh đẹp, chỉ có điều cần một môi trường sống đảm bảo nhu cầu tối thiểu để con người có được nhiều hạnh phúc, xã hội công bằng thì chắc chẳng ai muốn bỏ xứ mà đi hay cố bám trụ lại nơi xứ người dù có phải đánh đổi tất cả!

Lý do ở hay về của bạn là gì?

Còn mình tuy không về nhưng không có nghĩa là mình không có đóng góp gì


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày