Thừa kế và khai báo thuế ở Đức

Người Việt sống ở Đức nhận tặng/thừa kế trong nước đều thuộc diện phải chịu thuế.

Nhà đất tặng hay để lại thừa kế cho người sống ở Đức phải tuân theo luật thuế thừa kế cho tặng ở Đức.

 

 

132 1 Thua Ke Va Khai Bao Thue O Duc

Luật Thuế thừa kế Đức ErbStG, Điều 2 quy định, tài sản tặng và thừa kế phải chịu thuế khi ít nhất một trong những người liên quan (người cho thừa kế/tặng hay người nhận thừa kế/tặng) có địa chỉ lưu trú ở Đức.

Như vậy, người Việt sống ở Đức nhận tặng/thừa kế trong nước đều thuộc diện phải chịu thuế.

Điều §30 ErbStG Anzeige des Erwerbs quy định người nhận phải khai báo bằng giấy gửi cho Sở Tài chính địa phương trong vòng 3 tuần lễ, ngoại trừ tặng/thừa kế qua phán quyết toà án Đức, hay công chứng Đức hay lãnh sự Đức ở nước ngoài.

Như vậy người Việt nhận thừa kế/tặng từ trong nước không được miễn trừ trách nhiệm khai báo khi thủ tục đó làm ở trong nước, dù số tiền dưới ngưỡng miễn thuế.

Nhưng nếu cha mẹ và con cái làm thủ tục tặng/ thừa kế qua công chứng Đức thì đương nhiên được miễn.

Điều §31 ErbStG cho phép Sở tài chính được đòi các bên cho và nhận thừa kế/tặng phải nộp quyết toán thuế trong thời hạn do họ quy định, nhưng ít nhất phải 1 tháng.

Theo 3 điều trích dẫn trên, để hợp pháp hóa số tiền nhận thừa kế/tặng trong nước hồ sơ phải đó qua công chứng ở Việt Nam và khi chuyển khoản qua ngân hàng hay mang theo sang Đức đều phải khai báo với Sở Tài chính.

Trong trường hợp không khai báo, sau này bị phát hiện, nếu số tiền nhận được cao hơn ngưỡng miễn thuế sẽ bị truy thu và cộng lãi suất, thậm chí bị điều tra hình sự nếu bị cáo buộc tội trốn thuế.

 

 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày