Người Việt ‘vượt tường Berlin’ mưu sinh ở Đức

Vất vả kiếm sống, ch ống chọi trước sự kỳ thị, những người Việt t ừng vượt bức tường Berlin chỉ biết lặng câm theo “giấc mơ thiên đường” và khắc khoải nhớ về quê hương.

Phóng viên Tuổi Trẻ có mặt tại CHLB Đức đã gặp gỡ nhiều người thuộc thế hệ đi tìm giấc mơ hồng từ Đông sang Tây.

Anh Huỳnh Chí Nghĩa là một trong những thanh niên Việt Nam đầu tiên vượt bức tường Berlin vào cuối thập niên 1980 hiện sống ở tỉnh Regensburg – tỉnh có chi nhánh của hãng xe hơi BMW và Hãng Siemens, nằm cách Munich chừng 120km.

Anh Nghĩa nhớ lại:

“Nhóm chúng tôi đặt chân đến Tây Đức vào cuối năm 1989 và được đưa vào trại tị nạn. Lúc ấy, trước làn sóng đổ xô từ Đông sang Tây, chính quyền Tây Đức đã lập nhiều trại tị nạn để đón nhận dòng người này. Cuộc sống của chúng tôi trong trại khá khó khăn và phức tạp. Trại tị nạn chứa đủ hạng người từ nhiều quốc gia khác nhau, trai gái chung sống lẫn lộn.

Nạn cờ b ạc, rượu chè, đánh nhau là điều không thể tránh khỏi. Hằng tuần, mỗi người được phát một thùng thức ăn và một ít tiền không đủ cho sinh hoạt hằng ngày”.

132 1 Nguoi Viet Vuot Tuong Berlin Muu Sinh O Duc

Theo luật của Đức, những người đang trong thời gian được xét đơn xin tị nạn không được phép ra ngoài làm thêm cho đến khi được chính quyền cấp giấy phép. Nhưng nhiều người Việt muốn kiếm thêm tiền để tự cải thiện cuộc sống đã trốn ra ngoài làm “ch ui”, chấp nhận hưởng mức lương thấp hơn nhiều so với những người lao động bình thường khác.

Họ làm đủ nghề rất vất vả, nhiều nhất vẫn là nghề phụ việc trong các nhà hàng. Nghĩa sau một thời gian vất vả mưu sinh nơi đất mới cũng đã tìm được cuộc sống ổn định và có vợ cùng hai bé trai kháu khỉnh.

Những người hàng xóm Việt Nam vượt bức tường Berlin cùng thời với anh nay cũng đã có cuộc sống khá tốt với thu nhập trung bình 1.500 euro/tháng. Một số người bạn của anh Nghĩa cũng kinh doanh khá thành đạt. Họ hiện là ông chủ nhà hàng hoặc chủ siêu thị chuyên kinh doanh các mặt hàng châu Á.

Người Việt sống hợp pháp tại CHLB Đức mà tôi có dịp tiếp xúc hầu hết đều có cuộc sống khá ổn định. Lý do đơn giản là hệ thống an sinh xã hội tại Đức tốt, người Việt sống hợp pháp nhưng thất nghiệp tại Đức không quá lo lắng vì tùy theo hoàn cảnh gia đình và số lượng con cái, họ sẽ được hưởng tiền trợ cấp hằng tháng đủ để trả tiền nhà và trang trải các chi phí cần thiết cho sinh hoạt gia đình.

Do đó, nhiều người Việt dù không tìm được việc làm vẫn “sống khỏe” nhờ tiền trợ cấp hằng tháng của Chính phủ Đức. Do người Việt ở Đức tương đối đông, đồng thời nhiều người không có bằng cấp chuyên môn nên tỉ lệ thất nghiệp không nhỏ.

Nhưng với đức tính cần cù, không bó tay trước hoàn cảnh khó khăn nên ở Đức cũng có nhiều người Việt rất thành công, chủ yếu nhờ vào việc mở các tiệm ăn kiểu Hoa, Thái, Việt Nam và có cả tiệm bán bánh pizza của Ý.

Xa mấy vẫn nhớ hồn quê

132 2 Nguoi Viet Vuot Tuong Berlin Muu Sinh O Duc

Điều cảm nhận lớn nhất của tôi trong thời gian ở tỉnh Regensburg là cộng đồng người Việt tại đây sống khá đoàn kết. Ở đây, các gia đình Việt Nam sống theo từng khu và thỉnh thoảng họ lại tổ chức họp mặt.

Regensburg cũng có hội đoàn người Việt được thành lập để tổ chức những hoạt động lớn trong cộng đồng. Mới đây, hội đoàn này cũng đã thực hiện đợt quyên góp giúp đỡ các nạn nhân trong cơn bão Chanchu tại Việt Nam.

Ở tỉnh Regensburg, hầu hết người Việt đều biết anh Trần Minh Sáng, trước đây từng là giáo viên ở Củ Chi (TPHCM). Sau khi đặt chân đến Tây Đức, anh Sáng lấy vợ người Việt quê ở Quảng Ninh và quyết định định cư nơi đất khách.

Năm 2001, một bi kịch đã ập đến với anh Sáng: khi đang làm việc, anh đã bất cẩn để bàn tay trái lọt vào chiếc máy sấy đang nung hàng đỏ lửa, bác sĩ buộc phải cưa đứt cả bàn tay bị nướng chín của anh. Do mất khả năng lao động, anh Sáng đã trở thành ông nội trợ bất đắc dĩ và dành phần lớn thời gian chăm sóc hai cô con gái sinh ra và lớn lên tại Đức đang học rất giỏi.

Anh Sáng cho biết một trong những khó khăn lớn nhất trong sinh hoạt của các gia đình Việt ở Đức là dạy con nói và viết tiếng Việt.

Anh kể:

“Mọi sinh hoạt trong gia đình tôi đều sử dụng tiếng Việt vì tôi muốn con mình phải hiểu được tiếng cha sinh mẹ đẻ. Thậm chí, tôi cũng hướng các cháu sống theo kiểu của người Việt, học lễ nghi phép tắc hoặc ăn uống theo kiểu Việt… Nhưng thú thật là hai cô con gái của tôi dù hiểu được tiếng Việt rất nhiều, nhưng nói rất ít và viết thì hầu như là con số không. Điều đơn giản vì ở trường chúng chỉ được học, nói và viết tiếng Đức, chơi với bạn người Đức”.

132 3 Nguoi Viet Vuot Tuong Berlin Muu Sinh O Duc

Tại Regensburg có rất nhiều trẻ em gốc Việt học rất giỏi.

Chẳng hạn như cô con gái lớn của anh Sáng đang học lớp 5 tại một trường trung học cơ sở ở quận Burgweinting, năm nào cũng có tên trong danh sách những học sinh xuất sắc nhất trường.

Trò chuyện với nhiều thanh niên Việt Nam thuộc thế hệ những người vượt bức tường Berlin, họ cho biết là rất nhớ và muốn trở về quê hương sinh sống.

Họ tâm sự rằng cuộc sống ở Đức dù khá tốt nhưng “buồn chán và không thích hợp với người Việt Nam”, nhất là khi mùa đông tuyết rơi trắng xóa ập đến, buồn vô hạn.

Nhưng vì nhiều lý do, nhất là tương lai của con cái, nên họ chấp nhận hy sinh ở lại.

 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày