Hàn Quốc đã làm thế nào để có thể tái chế đến 95% lượng rác thực phẩm?

Hiện nay, Hàn Quốc đã có thể tái chế đến 95% lượng rác thực phẩm, tức là gấp gần 50 lần so với năm 1995 (chỉ 2%). Để đạt được điều này, Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc chiến thực sự với vấn nạn thực phẩm thừa trong cả thập kỷ, bằng cách áp dụng hàng loạt những giải pháp đi đầu.

Từ năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã cấm việc vận chuyển thực phẩm thừa ra các bãi chôn lấp rác thải. Người dân nước này khi muốn vứt rác thực phẩm thì bắt buộc phải đựng trong các túi có khả năng phân hủy sinh học. Thậm chí, ngay tại các chung cư công nghệ cao, thùng đựng rác thực phẩm còn được tích hợp kèm với cân và cư dân sẽ phải trả tiền theo khối lượng của số thực phẩm thừa mà họ vứt bỏ.

Mỗi người Hàn Quốc mỗi năm tạo ra hơn 130 kg chất thải thực phẩm. Trong khi đó, chất thải thực phẩm bình quân đầu người ở châu Âu và Bắc Mỹ lần lượt là 95 – 115 kg/năm, theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ.

132 1 Han Quoc Da Lam The Nao De Co The Tai Che Den 95 Luong Rac Thuc Pham

Thế giới lãng phí hơn 1,3 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm. Dưới ¼ thực phẩm bị lãng phí ở Mỹ và châu Âu có thể nuôi được 1 tỷ người đói trên toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xác định rằng cắt giảm tới 20 triệu tấn chất thải thực phẩm là 1 trong 12 biện pháp có thể giúp cải thiện hệ thống thực phẩm toàn cầu vào năm 2030. Báo cáo này cũng cho thấy Hàn Quốc đang dẫn đầu xu thế này với 95% chất thải thực phẩm được tái chế.

Đây không phải là kỳ tích xảy ra trong một sớm một chiều. Các món ăn kèm hấp dẫn trong một bữa ăn truyền thống Hàn Quốc, được gọi là banchan, thường bị bỏ dở. Điều này đã biến Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ lãng phí thực phẩm cao nhất thế giới. Mỗi người Hàn Quốc mỗi năm tạo ra hơn 130 kg chất thải thực phẩm.

Trong khi đó, chất thải thực phẩm bình quân đầu người ở châu Âu và Bắc Mỹ lần lượt là 95 – 115 kg/năm, theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ. Nhưng chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách cứng rắn để đảm bảo rằng núi thực phẩm bị lãng phí sẽ được tái chế.

Vào năm 2005, vứt thực phẩm tại các bãi rác đã bị cấm. 8 năm sau đó, chính phủ đã quy định chất thải thực phẩm bắt buộc phải được tái chế và người dân phải sử dụng túi phân hủy sinh học đặc biệt. Một gia đình 4 người trung bình trả 4 USD/tháng cho các túi phân hủy sinh học này, một khoản phí khuyến khích ủ phân từ chất thải thực phẩm tại nhà.

Chi phí thu được từ bán loại túi này cũng đáp ứng 60% chi phí thực hiện chương trình tái chế. Tỷ lệ tái chế chất thải thực phẩm tại Hàn Quốc đã tăng từ 2% năm 1995 lên 95% hiện nay. Chính phủ đã phê duyệt việc sử dụng chất thải thực phẩm làm phân bón, mặc dù một phần được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Các thùng rác thông minh

 

132 2 Han Quoc Da Lam The Nao De Co The Tai Che Den 95 Luong Rac Thuc Pham

 

Công nghệ đã đóng vai trò hàng đầu trong kỳ tích của Hàn Quốc. Tại thủ đô Seoul, 6.000 thùng rác tự động đã được trang bị cân và Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) - công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể - sẽ cân chất thải thực phẩm được bỏ vào thùng và tính phí người dân thông qua một thẻ ID. Theo các quan chức thành phố, các thùng rác thông minh này đã giảm 47.000 tấn chất thải thực phẩm tại thành phố trong vòng 6 năm.

Người dân được khuyến khích giảm trọng lượng chất thải thực phẩm mà họ vứt đi bằng cách loại bỏ độ ẩm trước. Việc làm này không chỉ cắt giảm các khoản phí mà họ phải trả - chất thải thực phẩm có độ ẩm khoảng 80% - mà còn tiết kiệm cho thành phố 8,4 triệu USD phí thu gom.

Chất thải được thu gom bằng túi phân hủy sinh học sẽ được vắt khô tại các nhà máy xử lý để loại bỏ độ ẩm, tạo khí sinh học và dầu sinh học. Chất thải khô sau đó được biến thành phân bón, giúp thúc đẩy phong trào trang trại đô thị đang phát triển tại Hàn Quốc.

Trang trại đô thị

132 3 Han Quoc Da Lam The Nao De Co The Tai Che Den 95 Luong Rac Thuc Pham

Số lượng trang trại đô thị hoặc khu vườn cộng đồng ở Seoul đã tăng gấp 6 lần trong 7 năm qua. Hiện tại tổng diện tích của chúng là 170 ha – gần bằng kích thước của 240 sân bóng đá. Hầu hết nằm giữa các khu chung cư hoặc trên nóc các trường học và các tòa nhà trong thành phố. Một trang trại thậm chí còn nằm ở tầng hầm một khu chung cư, được sử dụng để trồng nấm.

Chính quyền thành phố cung cấp từ 80 – 100% chi phí ban đầu. Bên cạnh cung cấp thực phẩm, những người ủng hộ chương trình này cho biết các trang trại đô thị đã mang mọi người lại gần với nhau ở những khu vực nơi cư dân thường sống cô lập. Chính quyền thành phố đang lên kế hoạch lắp đặt các máy ủ phân từ chất thải thực phẩm để hỗ trợ các trang trại đô thị.

Theo Nhịp sống kinh tế


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày