Viện sĩ 100 tuổi công khai bí quyết trường thọ, 50 năm qua chưa từng phải gặp bác sĩ: Nghe xong ai cũng kinh ngạc vì “dễ quá”!

Sức khoẻ không thể cải thiện ngày một ngày hai. Bởi vậy, để khi về già khoẻ mạnh và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần hình thành thói quen lạnh mạnh từ ngay hôm nay.

Sống đến 100 tuổi và không phải gặp bác sĩ trong 50 năm là niềm mơ ước của rất nhiều người. Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khoẻ như các bệnh mãn tính, bệnh cấp tính, bệnh đột ngột hoặc các khối u, ung thư... 

Có một viện sĩ người Trung Quốc sống thọ đến 100 tuổi. Ông là người có những đóng góp to lớn cho ngành hàng không vũ trụ nhưng điều khiến mọi người tò mò hơn cả là ông đã không phải đến bệnh viện gặp bác sĩ trong 50 năm. Bí quyết giữ gìn sức khoẻ của ông đã được tiết lộ và thực sự nó không xa vời như chúng ta tưởng.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, không hoạt động thể chất có những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khoảng 2 triệu ca tử vong mỗi năm do lười vận động. 

1 Vien Si 100 Tuoi Cong Khai Bi Quyet Truong Tho 50 Nam Qua Chua Tung Phai Gap Bac Si Nghe Xong Ai Cung Kinh Ngac Vi De Qua

Lối sống ít vận động làm tăng tất cả các nguyên nhân gây tử vong, tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và tăng nguy cơ ung thư ruột kết, huyết áp cao, loãng xương, rối loạn lipid, trầm cảm và lo âu. 

Theo WHO, 60 đến 85% người dân trên thế giới - từ cả các nước phát triển và đang phát triển - có lối sống ít vận động, khiến nó trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Người ta ước tính rằng gần 2/3 trẻ em không vận động đầy đủ, điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tương lai của chúng. 

 Ít vận động, cùng với việc gia tăng sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống và dinh dưỡng kém khoa học đang ngày càng trở thành một phần của lối sống ngày nay. Các bệnh mãn tính do các yếu tố này gây ra hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. 

Điểm tích cực là những bệnh mãn tính này phần lớn có thể phòng ngừa được. WHO cho biết các quốc gia và người dân có thể bảo vệ sức khỏe bằng cách cải thiện vận động mỗi ngày.

Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc - Trần Kính Hùng

Trong cuốn tự truyện của mình, Viện sĩ Trần nói rằng về cơ bản ông gần như không bị ốm đến mức phải đến bệnh viện chữa trị. Ngoại trừ việc khám sức khỏe định, còn lại ông phải tiếp xúc với các bác sĩ trong 50 năm qua. Những bí mật về sức khỏe của viện sĩ Trần cũng đã được công khai, thật ra nó rất đơn giản.

Viện sĩ Trần tiết lộ sau khi đến làm việc tại Bắc Kinh, chạy bộ đã trở thành môn thể thao không thể thiếu đối với ông. Ông cho biết mình có thể chạy hàng chục km một ngày. Trong cuốn tự truyện, ông cho biết mình không có năng khiếu gì đặc biệt mà chỉ yêu thích chạy bộ, và ông đã duy trì chạy suốt những năm qua.

Bí quyết trường thọ

Kiên trì nói thì dễ hơn làm, nhưng viện sĩ Trần Kính Hùng đã làm được, bất kể trời mưa gió, tuyết rơi dày đặc hay rét đậm rét hại, ông cũng không nghỉ ngơi một ngày nào.

Tuy nhiên, sau 75 tuổi, ông chuyển từ chạy bộ sang đi bộ để rèn luyện sức khỏe. Dù trời mưa ông vẫn nhất quyết đi bộ, ngày nào cũng đi hơn 3km. Ông cho biết bình thường càng lớn tuổi thì càng lười vận động.

Những lúc không muốn ra ngoài, ông Trần càng quyết tâm phải đứng dậy để vận động vì đó đã trở thành một thói quen và nếp sống thường ngày của ông. Cho đến nay, ông đã 100 tuổi nhưng vẫn kiên trì tập thể dục mỗi ngày. 

Để đảm bảo thời gian vận động trong ngày, ông đi bộ 2 lần/ngày. Bí quyết trường thọ của viện sĩ Trần Kính Hùng chỉ đơn giản như vậy, mấu chốt là mỗi người có kiên trì được hay không.

2 Vien Si 100 Tuoi Cong Khai Bi Quyet Truong Tho 50 Nam Qua Chua Tung Phai Gap Bac Si Nghe Xong Ai Cung Kinh Ngac Vi De Qua

Lợi ích của việc chạy bộ  

Thứ nhất: Chạy bộ có thể kéo dài tuổi thọ của chúng ta. Bất cứ ai cũng muốn sống lâu, nhưng tất nhiên không phải ai cũng may mắn sở hữu một thể trạng tốt. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì chạy bộ thì tuổi thọ vẫn có thể được cải thiện. Hơn nữa, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chạy bộ có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và ung thư.

Thứ hai: Chạy có thể bảo vệ mạch máu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chạy trong 6 tháng có thể làm cho các mạch máu "trẻ" hơn 4 tuổi.

Thứ ba: Chạy bộ giúp cải thiện xương khớp.

Thứ tư: Chạy bộ có thể cải thiện chứng trầm cảm. Báo cáo năm 2013 cho thấy tập thể dục mà điển hình là chạy bộ, có khả năng cải thiện chức năng điều hành và bảo vệ não khỏi sự suy giảm liên quan đến lão hóa và căng thẳng.

Thời gian tốt nhất trong ngày để chạy bộ

Thực tế thời gian tốt nhất để vận động chỉ là một khái niệm tương đối. Đối với nhiều người, chạy bộ vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất. Một số khác lại tận dụng thời gian cuối ngày sau khi tan làm để vận động.

Các nghiên cứu so sánh kết quả từ việc tập thể dục vào các thời điểm khác nhau trong ngày đã cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Một đánh giá năm 2013 về các nghiên cứu cho thấy rằng, đối với một số nam giới, sức bền sẽ được cải thiện nếu được tập luyện vào buổi sáng.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tập thể dục vào buổi sáng có thể điều chỉnh nhịp sinh học của bạn, giúp bạn dễ ngủ hơn vào buổi tối và dễ dàng dậy sớm hơn vào buổi sáng hôm sau.

Một đánh giá năm 2005 lại đưa ra kết luận rằng thời gian tốt nhất trong ngày để tập thể dục có thể phụ thuộc vào bài tập. 

Thuỳ Anh

Theo Nhịp sống kinh tế


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày