Với phần lớn các quốc gia trên thế giới, luật giao thông phớt lờ người đi bộ hoặc đi xe đạp. Đức là một trong số ít các quốc gia phạt cả người đi bộ và người đi xe đạp, theo The Local.
1. Người đi bộ
Tuy mức phạt khá nhẹ nhàng, nhưng Đức vẫn có quy định riêng với người đi bộ Nếu vượt đèn đỏ, người đi bộ có thể bị phạt 6 USD cảnh cáo.
2. Người đi xe đạp
Nếu xe đạp không có loại đèn phù hợp, người điều khiển có thể bị phạt tới 30 USD. Ngoài ra, đèn phải được gắn chặt, sáng rõ. Mức phạt với người đi xe đạp vượt đèn đỏ là 70 USD và trừ một điểm bằng lái ôtô (nếu có).
Mũ bảo hiểm không bắt buộc với người đi xe đạp ở Đức. Tuy nhiên, điều khiển xe đạp trong khi lượng cồn trong máu hoặc hơi thở vượt mức quy định, người sử dụng phương tiện có thể bị tước bằng lái ôtô (nếu có), thậm chí bị xử lý hình sự.
3. Người đi xe máy
Người điều khiển cũng như người ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Và cũng như xe đạp, các loại xe hai bánh khác khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn, kể cả vào ban ngày.
Ảnh minh họa: pixabay.com
4. Tài xế ôtô:
Các tài xế ôtô phải mang theo trên xe đủ bộ: áo phản quang, biển tam giác phản quang và hộp sơ cứu. Trong trường hợp xe bị hỏng hay gặp tai nạn, tài xế phải đặt biển tam giác cách phía sau xe 100 m (trên Autobahn là 200 m).
Ngoài tài xế, mọi hành khách trên ôtô đều phải thắt dây an toàn khi xe chạy. Quy định này áp dụng với cả xe buýt. Hành khách đủ tuổi theo quy định nếu không thắt dây an toàn sẽ bị phạt 35 USD.
Trẻ em dưới 1,5 m có thể tăng gấp đôi mức độ: ngồi ghế trẻ em và thắt dây. Tài xế sẽ bị phạt 70 USD nếu trẻ em không được đảm bảo an toàn theo đúng luật và trừ một điểm bằng lái (như quy định riêng ở Flensburg). Nếu cùng lúc có nhiều trẻ em không được đảm bảo an toàn, mức phạt lên đến 80 USD.
Tài xế vượt tốc độ quy định bị phạt từ 12 USD lên tới 795 USD. Ngoài ra là phạt bổ sung trừ điểm bằng lái và treo bằng lái từ một đến 3 tháng.
Mức phạt đối với tài xế say rượu, hoặc có tác động của chất kích thích, là rất nặng. Người vi phạm bị phạt tiền từ 585 đến 1.750 USD. Ngoài ra là bị treo bằng nhiều tháng cũng như trừ một lúc nhiều điểm trên bằng lái.
Ở Đức, giới hạn lượng cồn trong máu là 0,5 mg/ml. Tài xế có lượng cồn trong máu là 1,1 mg/ml có thể bị xử lý hình sự và hầu tòa. Còn nếu sử dụng các chất kích thích khi lái xe, tài xế có thể bị truy tố đồng thời bị cấm lái xe.
Cũng giống nhiều quốc gia khác ở châu Âu và trên thế giới, người Đức bị hạn chế tối đa việc bấm còi. Còi xe chỉ được sử dụng trong một số ít trường hợp đặc biệt, như để tránh va chạm.
Theo Mỹ Anh / vnexpress.net
© 2024 | Thời báo ĐỨC