Mình được một vài bạn hỏi về tư vấn nhập quốc tịch Đức, mình không có thời gian để trả lời từng bạn một, nên viết lại ở đây. Trước khi quyết định nhập quốc tịch bạn nên suy nghĩ cho kỹ, những điều được và mất khi nhập quốc tịch Đức.
Deutsche Bürgerschaft (Quốc tịch Đức) vs Unbefristete Aufenthaltserlaubnis (Thẻ cư trú dài hạn).
Mình được một vài bạn hỏi về tư vấn nhập quốc tịch Đức, mình không có thời gian để trả lời từng bạn một, nên viết lại ở đây. Trước khi quyết định nhập quốc tịch bạn nên suy nghĩ cho kỹ, những điều được và mất khi nhập quốc tịch Đức.
Mất: Bạn phải bỏ quốc tịch Việt Nam, điều mà nhiều người không muốn. Hiện nay theo mình biết, bình thường ra, Đức chỉ xét song tịch hoặc đa tịch cho những trường hợp đặc biệt. Mình chỉ nói về trường hợp chung. Khi về Việt Nam bạn sẽ phải xin Visa. Mua bán nhà đất ở Việt Nam bị hạn chế...
Nhưng mà, sau này không muốn làm người Đức nữa, bạn có thể nhập lại quốc tịch Việt Nam.
Nếu không muốn nhập quốc tịch thì bạn cũng có thể xin Thẻ cư trú dài hạn. Với thẻ này bạn cũng vẫn có thể tự do kinh doanh, làm việc, đi lại tại Đức cũng như trong khối EU...
Tại Đức, sự phân biệt giữa Quốc tịch và Thẻ cư trú dài hạn chủ yếu về mặt chính trị.
Điều khác biệt giữa Quốc tịch và Unbefristete Aufenthaltserlaubnis (Thẻ cư trú dài hạn): Bạn có thể theo học và làm những ngành nghề chỉ dành cho người có quốc tịch Đức (hoặc một trong những nước châu Âu). Có thể được trở thành nhân viên nhà nước nếu bạn có khả năng và mong muốn. Được bầu cử và tham gia các sự kiện chính trị.
Các điều kiện để nhập quốc tịch Đức
Sau khi quyết định nhập quốc tịch bạn phải đạt đủ các điều kiện sau.
- Trẻ em khi sinh ra ở Đức có bố hoặc mẹ là người Đức thì tự động có quốc tịch Đức. Những em sang Đức thì phải đủ 16 tuổi mới nhập quốc tịch. Trường hợp chồng hoặc vợ có quốc tịch Đức thì 5 năm. Không phải các trường hợp trên thì cần 5 đến 7 năm sinh sống và làm việc tại Đức.
- Bằng tiếng Đức trình độ B1.
- Phải thi Einbürgerungstest. Đây là bài thi về văn hoá chính trị tôn giáo của Đức. Những người muốn nhập quốc tịch thì phải có chứng nhận này. Bạn có thể tự học ở nhà hoặc tham gia các khoá học tại trường.
- Bảng lương trong vòng 2 năm trở lại. Ít nhất 800€ một tháng, hoặc bảng lương của chồng hoặc vợ. (Mình ở bang Schleswig Holstein. Mỗi bang một khác).
- Có địa chỉ cư trú hợp pháp tại Đức.
Các bước nhập quốc tịch
1. Xin đơn nhập quốc tịch tại Sở ngoại kiều. (Einbürgerungsantrag). Điền đầy đủ vào đó.
2. Kết quả Einbürgerungstest và bằng B1.
3. Kopie hộ chiếu Việt Nam.
4. Bảng lương của mình (hoặc của chồng, vợ).
5. Giấy xác nhận địa chỉ cư trú. Wohnsitzbestätigung. (Xin ở Ordnungsamt)
6. Giấy đăng ký kết hôn.
7. Lệ phí xin chừng 200 đến 250€.
8. Ảnh
Nếu giấy tờ của bạn không có vấn đề gì thì sau một đến hai tháng bạn sẽ nhận được Einbürgerungzusicherung (Giấy đảm bảo được nhập quốc tịch).
*Achtung: Giấy này chỉ có thời hạn ttrong vòng 2 năm. Sau khi nhận được giấy này tốt hon hết bạn tiến hành làm các thủ tục tiếp theo một cách nhanh chóng.
Thôi quốc tịch Việt Nam
Sau khi nhận được giấy này bạn mới xin thôi quốc tịch Việt Nam. Mình thấy nhiều báo mạng viết, bước đầu tiên là xin thôi quốc tịch Việt Nam. Điều này không mang lại lợi ích cho lắm.
Bạn chỉ xin thôi quốc tịch Việt Nam khi bạn được bên Đức đảm bảo bạn sẽ được vào quốc tịch Đức.
Xin thôi quốc tịch Việt Nam: Bạn có thể tự làm hoặc ai thích nhanh thì làm qua dịch vụ, nhưng qua dịch vụ thì tốn kém hơn.
Cá nhân mình thấy, mấy vụ lẻ tẻ này mình hoàn toàn có thể tự làm được, không cần tốn tiền cho dịch vụ
- Bạn có thể down Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam từ Website của ĐSQ xuống. Điền đầy đủ vào đó.
- Hộ chiếu Việt Nam.
- Ảnh thẻ.
- Giấy đảm bảo được nhập quốc tịch Đức.
- Lệ phí 400 đến 500€
Sau khi nhận được giấy chứng nhận bạn không còn mang quốc tịch Việt Nam nữa.
Bạn mang giấy này ra Sở ngoại kiều, họ sẽ xem xét và chấp nhận cho bạn nhập quốc tịch Đức. Bạn sẽ phải ký một vài giấy tờ nữa, nhưng đó chỉ là thủ tục thuần tuý để làm Ausweis.
Đến đây kết thúc hành trình và các thủ tục. Chỉ còn đợi ngày đi lấy Ausweis và quyển Hộ chiếu đỏ thầnh thánh.
TIP: Tốt nhất các bạn nên làm một cái check list. Đến đâu đánh dấu đến đó thì sẽ không bị thiếu giấy tờ.
Chúc các bạn thành công
Phan Hà Anh
© 2024 | Thời báo ĐỨC