Tị nạn ở Đức: Những thông tin pháp luật cần biết

Ai được phép xin tị nạn ở Đức? Người tị nạn được hưởng quyền lợi gì? Người tị nạn có được phép làm việc ở Đức?

 

Ai được phép ở lại Đức?

Người xin tị nạn có quy chế khác nhau tùy thuộc vào tình hình tại xứ sở của họ và tình trạng cá nhân.

Những người được hưởng quyền tị nạn khi ở quê nhà họ:

  • bị đàn áp chính trị,
  • có thể gặp nguy hiểm
  • phạt tử hình hoặc hứng chịu bạo lực

 sẽ được phép ở lại Đức:

Người buộc phải rời khỏi nước Đức nhưng tạm thời không thể trục xuất  (không có giấy tờ, đang đi học...) sẽ được hưởng chế độ tạm dung.

Người tị nạn được hưởng quyền lợi gì?

Người tị nạn được Nhà nước trợ cấp một số tiền và hiện vật tối thiểu để  „đáp ứng các nhu cầu cần thiết“„trang trải nhu cầu cá nhân trong cuộc sống hàng ngày“.

Số tiền cụ thể người tị nạn được cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ tuổi, tình trạng hôn nhân, số con cái....

Tại trại tị nạn:

  • Người trưởng thành, độc thân: 143 €/ tháng
  • Vợ chồng mỗi người 129 €/ tháng
  • Trẻ em đến 6 tuổi: 84 €, từ 6-13 tuổi 92 €, thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi 85 €.

Người tị nạn sống bên ngoài trại:

  • Người trưởng thành, độc thân:  thêm 216 €/ tháng
  • Vợ chồng mỗi người thêm 194 €/ tháng
  • Trẻ em đến 6 tuổi: 133 €, từ 6-13 tuổi 157 €, thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi 198 €.

family 1227834 640

Chăm sóc y tế cho người tị nạn

Người tị nạn ở Đức được chăm sóc y tế nếu họ bị ốm đau bệnh tật. Phụ nữ mang thai hoặc người ốm liệt giường được hỗ trợ y tế và chăm sóc, thuốc men và hộ sinh.

Từ tháng 03.2015, nếu thời gian nhập trại trên 15 tháng được, người tị nạn hưởng dịch vụ y tế theo bảo hiểm y tế Đức quy định.

Người tị nạn có được phép làm việc ở Đức?

Người tị nạn không được làm việc ngay sau khi đến Đức mà phải chờ ít nhất 3 tháng. Trong 15 tháng đầu tiên, họ có thể làm công việc mà không người Đức hay công dân EU nào làm.

Ai phải rời khỏi nước Đức? 

Nếu không thuộc một trong những lí do phải tị nạn ở Đức như trên (tị nạn chính trị, tị nạn vì nguy hiểm tính mạng ở quê nhà...), người tị nạn sẽ bị Sở ngoại kiều trục xuất snau một thời gian quy định (thường là 30 ngày).

Khánh Linh


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày