Kinh tế châu Âu thiết lập kỷ lục tồi tệ mới

Đúng như những dự đoán của các chuyên gia, nền kinh tế châu Âu hứng chịu đợt suy giảm lịch sử trong quý II năm 2020.

Theo các số liệu thống kê thường niên của các cơ cấu quản lý kinh tế Liên minh châu Âu, nền kinh tế của các nước thuộc Liên minh châu Âu đã trải qua sự suy yếu kỷ lục trong quý II năm 2020, giảm 14,4%, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (coronavirus) vẫn chưa được kiềm chế.

Đây là sự suy giảm lớn nhất trong lịch sử thống kê (kể từ năm 1995). Dữ liệu sơ bộ được công bố trên trang web của Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu.

So với quý 1 năm 2020, GDP của EU đã giảm 11,9%. Trong khoảng thời gian từ tháng 1-3, chỉ số giảm 3,2%. Như vậy, kinh tế châu Âu bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật. Thống kê cho thấy GDP của khu vực đồng Euro trong quý II đã giảm 15% theo chỉ số năm và 12,1% theo chỉ số quý.

Trong số này, nền kinh tế chủ lực của châu Âu là Đức giảm 10,1% trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 so với quý trước, suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1970, còn kinh tế Pháp giảm 13,8%. Trong khi đó, Tây Ban Nha suy giảm mạnh nhất với mức GDP giảm 18,5%. Những nước này đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

132 1 Kinh Te Chau Au Thiet Lap Ky Luc Toi Te Moi

Trong bối cảnh đó, những dự báo của Ủy ban châu Âu về kinh tế khu vực này rất được quan tâm chú ý. Trước đó, Ủy ban châu Âu dự đoán rằng kinh tế khu vực đồng euro sẽ giảm 8,7% trong năm nay và trong tương lai sẽ tăng 6,1%. Với diễn biến xấu hơn dự đoán, giới quan sát đặt câu hỏi rằng: Nền kinh tế EU sẽ được giải cứu như thế nào?

Trong tháng 7, các nhà lãnh đạo EU đã thỏa thuận về kế hoạch trị giá 750 tỷ euro để giải cứu nền kinh tế châu Âu. Khoảng 500 tỷ euro sẽ được phân bổ các khoản tài trợ không hoàn trả cho các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch coronavirus, ngoài ra còn thêm 250 tỷ cho các khoản vay.

Hồi tháng 6, chuyên gia Yuri Kvashnin lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu châu Âu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế nhận định rằng, so với các khu vực khác, Liên minh châu Âu sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn do hậu quả của đại dịch coronavirus, nhưng khủng hoảng sẽ không dẫn tới làm ngừng trệ cuộc liên kết hội nhập châu Âu.

Theo ông, Liên minh châu Âu sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn các nước và khu vực khác, vai trò của EU trong nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm bớt. Về GDP danh nghĩa, Liên minh châu Âu sẽ tuột từ vị trí thứ hai xuống thứ ba, thua kém không chỉ Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc nữa.

Ở tất cả các nước thuộc khu vực đồng euro, theo kết quả của năm, thâm hụt ngân sách sẽ vượt quá 3% GDP. Tương ứng, nợ của khu vực đồng euro sẽ vượt quá kích thước nền kinh tế của nó, sự mất cân đối về tài chính công sẽ ngày càng trỏe nên nghiêm trọng. và sự phục hồi hoàn toàn chắc là sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2022.

Ngoài ra, mâu thuẫn xã hội trong EU đang gia tăng, bởi theo khế ước xã hội trước đây, trong đó, tiềm thức của mỗi thế hệ người châu Âu đều cho rằng, những thế hệ kế tiếp cần được sống tốt đẹp hơn thế hệ trước, nay đã không còn tính hiện thực, từ đó nảy sinh yêu cầu về những ý tưởng xã hội mới, với những xã hội tốt đẹp hơn.

Nguồn: baodatviet.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày