Thủ tục xin visa sang Đức theo diện đoàn tụ

Luật sư trả lời về việc xin VISA sang Đức theo diện đoàn tụ.

Câu hỏi: Hiện tại, chị A đã tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn với một cá nhân mang quốc tịch Việt Nam sống bên Đức (chồng mang quốc tịch Việt Nam, nhưng đã có Giấy tờ xác nhận cứ trú hợp pháp tại đây) và 2 vợ chồng đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán bên Đức.

Tuy nhiên, hiện nay chị A không được cư trú bên Đức (lý do trước đây sang bên Đức không hợp pháp, đi sang bên Đức bằng đường "chui"), sau đó làm thủ tục kết hôn như trên. Và bên Đức cũng đã hướng dẫn cho chị A là phải về Việt Nam để làm thủ tục xin Visa sang Đức theo đúng quy định.

Vậy xin hỏi thủ tục xin visa sang Đức như thế nào?

family 591581 640

Trả lời:

 I. Chỉ có thể nộp hồ sơ theo hẹn đã đăng ký trước và phải trực tiếp đến nộp. Việc đăng ký hẹn chỉ có thể thực hiện qua Internet tại các địa chỉ sau đây: 

Trang tiếng Đức-Việt: tại đây 

Trang tiếng Anh-Việt: tại đây 

II. Đại sứ quán chỉ nhận những hồ sơ với đầy đủ giấy tờ. Hồ sơ không đầy đủ sẽ bị trả lại. Trong trường hợp này người xin cấp thị thực phải đăng ký lại hẹn nộp hồ sơ.  

III. Những giấy tờ nêu dưới đây cần phải nộp bản chính hoặc bản sao công chứng (3 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ gốc và 2 bộ hồ sơ phô tô). Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức.
Những giấy tờ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ.  

A. Về phía người xin cấp thị thực:  

  1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de), khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh. 
  2. 2 ảnh màu mới chụp cỡ 4x6, phông nền trắng, chụp chính diện. 
  3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu. 
  4. Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo "Danh mục tham khảo chung châu Âu về ngôn ngữ" do Hội đồng châu Âu soạn thảo – Đề nghị Quý vị xem thêm bản thông tin của chúng tôi về việc này! 
  5. Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng (ví dụ: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước) đã được chứng nhận lãnh sự, phải nộp bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc lưu tại cơ quan cấp. 
    Lưu ý:
    Trong phần chứng nhận lãnh sự của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Việt Nam giao phải nêu rõ cơ quan cấp giấy tờ (chẳng hạn: Ủy ban nhân dân). 
  6. Trường hợp trẻ vị thành niên đi đoàn tụ với một bên cha mẹ tại Đức phải nộp giấy cam kết có chứng thực chữ ký của bên cha mẹ kia đồng ý cho trẻ em đi sang Đức đoàn tụ và bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của bên cha mẹ ký giấy cam kết.

 

Công ty luật Newvision 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày