Xưng hô "mày tao" với cảnh sát Đức có bị phạt?

Đại từ nhân xưng „mày“ ở Đức vốn được dùng tự nhiên trong quan hệ tình cảm gia đình, bạn bè.

Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội, pháp lý, sử dụng đại từ đó xưng hô đối với người thi hành công vụ sẽ bị coi là xúc phạm, khi khiếu tố có thể bị phạt tiền hoặc vi cảnh.

Đại từ nhân xưng „màyĐức vốn được dùng tự nhiên trong quan hệ tình cảm gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội, pháp lý, sử dụng đại từ đó xưng hô đối với người thi hành công vụ sẽ bị coi là xúc phạm, khi khiếu tố có thể bị phạt tiền hoặc vi cảnh.

Xưng hô mày tao với cảnh sát Đức có bị phạt? - 0

Tháng 4.2005, Nhà sản xuất âm nhạc người Đức, Dieter Bohlen, 52 tuổi, dừng chiếc xe BMV đắt tiền của mình trên đường dành riêng cho người đi bộ, rồi đứng tán gẫu cùng bạn bè. Viên cảnh sát Ralf Sch. tới yêu cầu Bohlen đỗ đúng chỗ.

Bohlen bảo ông đừng để tâm đến chuyện vặt. Viên cảnh sát không chịu đòi cho cẩu xe. Bohlen trêu chọc, nếu điều đó làm mày khoái, như tình dục, thì mày cứ việc thủ dâm.

Viên cảnh sát thấy thái độ, cách nói   của Bohlen xúc phạm, liền đệ đơn lên Viện Kiềm sát.

Viện kiểm sát truy tố Bohlen ra Tòa án địa phương với cáo buộc xúc phạm Bohlen trắng án, với lập luận, Bohlen là Ngôi sao ca nhạc, quen xưng hô tao mày với tất cả mọi người.

Viện Kiểm sát kháng án lên Toà án Tiểu bang Hamburger Landgericht.

Toà mở phiên xét xử, chuẩn y án sở thẩm, bởi, theo Tòa, cách xưng hô tao mày mà Dieter Bohlen dùng trong tình huống trên, cũng tương tự như ông ta đã dùng khi lên sân khấu cùng ngày, chỉ có thể coi là thiếu lịch sự, không để ý đến đối tượng, chứ ông ta không nhằm xúc phạm nhân phẩm.

Thanh Hương - Theo Bild


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày